1) Tham gia bảo hiểm nhân thọ so với gởi ngân hàng, việc nào có lợi hơn?
Trả  lời:
    Mỗi loại hình tiết kiệm, tích lũy, đầu tư đều có những mặt lợi ích khác nhau, Chúng ta  khó có thể so sánh 02 hoạt động khác biệt này. Tuy nhiên, có thể tóm tắt như sau:

      
     Từ chi tiết trên ta có thể thấy rõ Bảo hiểm nhân thọ đem đến sự bảo vệ tài chính mà tiền gởi Ngân hàng không thể so sánh được. Đặc biệt với trường hợp sự cố không may xảy ra khi thời gian tiết kiệm quá ngắn, số tiền tiết kiệm chưa đủ lớn để trang trải cho những sự kiện gián đoạn thu nhập hoặc không còn thu nhập để trang trải cho gia đình.
     2)  Nếu lạm phát thì số tiền đóng phí Bảo hiểm Nhân thọ có bị ảnh hưởng không?
Trả lời:
     - Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế cho dù Quý Khách tiết kiệm, đầu tư hay tích luỹ dưới bất kỳ hình thức nào, vì thế việc tham gia vào hợp đồng bảo hiểm Nhân thọ cũng phải chịu sự ảnh hưởng chung đó.
     - Tuy nhiên do phí bảo hiểm được chia đều và không thay đổi trong suốt thời hạn đóng phí của hợp đồng nên có thể nói, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ ít chịu sự tác động xấu của lạm phát hơn cả so với hình thức tiết kiệm khác.  
     3) Khách hàng có bị mất tiền khi các công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản?
Trả lời:
    Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó có đầy đủ các điều khoản quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm. Đặc biệt, công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm được Nhà nước thực hiện khá cụ thể như sau:     
    + Thứ nhất, về khả năng tài chính:Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng cam kết với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ đã đóng không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định và phải duy trì số vốn này trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với quy mô hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm. 
   Thứ hai, về quản lý đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm: Pháp luật quy định rõ danh mục đầu tư vốn và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm. 
   Thứ ba, về quản lý nội dung và phạm vi hoạt động: Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra giám sát về nội dung và phạm vi hoạt động bao gồm quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng, địa bàn triển khai, đối tượng khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận. 
   + Thứ tư, về đội ngũ nhân viên, viên chức doanh nghiệp: Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm. 
   Thứ năm, các biện pháp phòng ngừa: Ngay cả khi doanh nghiệp bảo hiểm trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không tương ứng với quy mô hoạt động theo mức do Chính phủ quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị đặt vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán và phải chịu sự giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính. 
   Thứ sáu, về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm: Ngoài các biện pháp trên, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, phá sản, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp bảo hiểm khác theo thỏa thuận hay theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, kèm theo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ tài chính.
   Như vậy, có thể thấy rằng quy định về trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản của pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy các khách hàng đang và sẽ mua các sản phẩm của các công ty BHNT có thể hoàn toàn yên tâm về những quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.
     4)  Tại sao phải tham gia bảo hiểm nhân thọ?
Trả lời: 

   + Bảo hiểm nhân thọ là công cụ hiệu quả nhất để đạt được sự an toàn kinh tế. Trong cuộc sống nhiều bất ổn ngày nay, Bảo hiểm nhân thọ giúp "Trái đất an toàn hơn về tài chính". 
    + Có 3 đe dọa lớn tới sự an toàn: mất khả năng lao động, tuổi già và cái chết. Bảo hiểm nhân thọ là công cụ duy nhất chứa những yếu tố của sự an toàn để hỗ trợ bạn trước các đe dọa này.
    + Cuộc sống ngày càng đắt đỏ khiến con người phải chi tiêu nhiều hơn. Tham gia bảo hiểm nhân thọ tức Quý Khách đã thiết lập ngay trong ngày hôm nay những mục tiêu cần & chắc chắn sẽ đạt được trong tương lai. 
     5) Làm thế nào để tham gia bảo hiểm nhân thọ? 
Trả lời:
   Quý Khách vui lòng liên hệ 
                  Mrs.Hoài Thanh  
          Hotline: 0912055253
          Email: hoaithanh239@manulife.com.vn           
          Địa chỉ tầng 9 tòa nhà Green Park 29 Nguyễn Đình Chiểu - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội để được cung cấp thông tin về sản phẩm, thông tin tổng quát về tập đoàn Manulife. 
   Về cơ bản, nếu muốn tham gia Bảo hiểm nhân thọ, Quý Khách cần những đặc điểm như sau:
   * Có trách nhiệm/ tình thương với gia đình và người thân.
   * Có sức khỏe bình thường.
   * Có thu nhập.
   * Có nhu cầu bảo vệ tài chính cho gia đình.
   * Có thể tiếp cận được
      (Độ tuổi từ 0-65, và tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm) 
     6) Tại sao giá trị hoàn lại luôn thấp hơn số phí tôi đã đóng cho hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ khi muốn hủy hợp đồng những năm đầu? 
Trả lời:

   Thông thường, phí bảo hiểm mà khách hàng thanh toán khi tham gia bảo hiểm được công ty bảo hiểm nhân thọ tính toán dựa trên phí bảo hiểm thuần (Hệ số tử vong), tức phần phí nhằm cung cấp các quyền lợi bảo hiểm như cam kết trong hợp đồng bảo hiểm và phí quản lý. Trên thực tế chi phí quản lý phát sinh không bằng nhau giữa các năm. Trong những năm đầu của một hợp đồng bảo hiểm, các chi phí liên quan đến việc phát hành và phục vụ hợp đồng (còn được gọi là chi phí khai thác ban đầu), như chi phí thẩm định, chi phí xét nghiệm y khoa, chi phí thực hiện và in ấn hợp đồng cũng như chi phí hoa hồng cho đại lý,v.v...lớn hơn rất nhiều so với chi phí phục vụ việc duy trì hợp đồng trong những năm tiếp theo. 
   Tuy nhiên, phí bảo hiểm mà khách hàng đóng vào hàng năm là Không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. Hay nói cách khác, chi phí khai thác ban đầu được chia đều cho tất cả kỳ phí trong suốt thời hạn hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là Chi phí thực tế trong những năm đầu của hợp đồng bảo hiểm thường cao hơn nhiều so với số phí thu được từ hợp đồng đó. Chính vì lý do này mà trong hai năm đầu tiên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chưa có giá trị hoàn lại và trong những năm tiếp theo đó giá trị hoàn lại cũng thường nhỏ hơn so với số phí đóng vào. Giá trị này sẽ tăng nhanh dần theo thời gian có hiệu lực của hợp đồng. 
   Tại Việt nam, Bộ Tài Chính cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ không cung cấp giá trị hoàn lại trong hai năm đầu cũng như cung cấp giá trị hoàn lại tương đối nhỏ trong những năm kế theo đó là hoàn toàn dựa vào đặc thù nói trên của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Qui định này của Bộ Tài Chánh đã giúp cho các công ty bảo hiểm giữ vững được sự ổn định trong quá trình hoạt động của mình và từ đó tiếp tục phục vụ và bảo vệ khách hàng một cách tốt nhất.
   Dù trong những năm đầu chi phí phát sinh thực tế cao hơn nhiều so với phí thu được, nhưng Yếu tố bảo vệ khách hàng trước những rủi ro bất ngờ xảy đến vẫn được các công ty bảo hiểm nhân thọ bảo đảm thực hiện đầy đủ theo thỏa thuận của hợp đồng. Khi hợp đồng được phát hành khách hàng được bảo hiểm ngay lập tức với số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng. Và nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chi trả đầy đủ số tiền bảo hiểm đã thoả thuận, bất kể khách hàng đã tham gia bảo hiểm được bao lâu, đã nộp bao nhiêu phí, miễn là khách hàng đã khai đầy đủ, trung thực khi điền hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. 
     7) Khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm (tai nạn, nằm viện, phẫu thuật, tử vong, bệnh lý nghiêm trọng, ...) thì thanh toán quyền lợi cho khách hàng như thế nào?
Trả lời: 
   Hoạt động với phương châm luôn ‘Vì tương lai của bạn’, Manulife luôn vươn tới sự chuyên nghiệp không chỉ trong việc tư vấn khách hàng mà còn không ngừng nỗ lực để cải  thiện quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho quý khách hàng. Mục đích của quy trình này là mang lại cho khách hàng và gia đình khách hàng sự hỗ trợ tài chính thiết thực khi người được bảo hiểm chẳng may gặp rủi ro bệnh tật, thương tật hoặc qua đời.
   THỜI GIAN GIẢI QUYẾT QLBH: 
  Kể từ khi hồ sơ đã nộp đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của Công Ty, thời gian qiải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ tương ứng với các quyền lợi sau:  

   + Quyền lợi Trợ cấp y tế bổ sung; Trợ cấp nằm viện; Quyền lợi sinh đẻ; Quyền lợi Dành riêng cho Phụ nữ:
       *  Giải quyết trong vòng từ 2 đến 15 ngày.
       * Thời gian giải quyết có thể chậm hơn nếu tình trạng bệnh của khách hàng cần phải xác minh bệnh án hoặc kiểm tra số ngày nằm điều trị nội trú quá lâu so với bệnh lý của khách hàng.
     + Quyền lợi Tai nạn cá nhân; Quyền lợi Miễn nộp phí do Người thanh toán phí bảo hiểm bị Thương tật toàn bộ.
       * Dựa theo Điều khoản hợp đồng bảo hiểm, thời gian giải quyết cho các quyền lợi bảo hiểm nêu trên trong vòng từ 03 đến 06 tháng căn cứ theo ngày khách hàng xảy ra tai nạn hoặc bệnh lý gây thương tật và khách hàng đã thực hiện khám y tế theo yêu cầu của Công ty.  
     + Quyền lợi Các bệnh lý Nghiêm trọng; Quyền lợi Tử vong; Quyền lợi Miễn nộp phí bảo hiểm do Người thanh toán phí bảo hiểm tử vong.
      * Giải quyết trong vòng 60 ngày.
    Khách hàng yên tâm nhưng công việc trên là nhiệm vụ của Mr. Ninh sẽ hỗ trợ đắc lựckhách hàng thân yêu của mình khi không may xẩy ra rủi ro, đây là đạo đức nghề nghiệp khi bước chân trở thành chuyên gia tư vấn của tập đoàn Manulife!
    Nếu có chuyện bất chắc với chuyên viên tư vấn của khách hàng thì khách hàng liên hệ theo đường dây nóng tới công ty Manulife theo ĐT: (04)39362556 or (04)39362555; hay đến trực tiếp bộ phận chăm sóc khách hàng địa chỉ Tòa nhà Green Park 29 Nguyễn Đình Chiểu - Q. Hai bà Trưng - Hà Nội. 
khách hàng có thể kham khảo thêm giải đáp các thắc mắc theo liên kết "giải đáp thắc mắc" 
     8) Vậy Công ty bảo hiểm có lừa đảo khách hàng hay không?
Trả lời: 
   Câu hỏi này nhiều khách hàng đã đưa ra cho nhân viên tư vấn tài chính, lý do xuất phát từ lòng tin của khách hàng với Bảo hiểm nhân thọ. Khách hàng nào chưa có lòng tin với Bảo hiểm nhân thọ xin xem kỹ nội dung dưới đây:
     Nếu bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo thì tại sao lại tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay trên thế giới? Và chắc chắn bảo hiểm nhân thọ sẽ còn mãi với cuộc sống của chúng ta. Chỉ khi nào hết rủi ro, khi đó mới hết bảo hiểm. Nếu bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo thì phải chăng người dân ở các nước tiên tiến, với trình độ dân trí cao, họ bị lừa hết hay sao? Vì ở các quốc gia đó tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ đạt tới 90% dân số, nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản… Nếu bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo thì lẽ nào lại được nhiều quốc gia cấp phép và ban hành luật pháp để cho bảo hiểm nhân thọ hoạt động công khai như vậy? Mỗi ngày, có không ít khách hàng ngậm ngùi mang tiền bảo phí về vì bị các công ty bảo hiểm từ chối do sức khỏe không đạt chuẩn để tham gia bảo hiểm. Lừa đảo gì mà lại không lấy tiền khi người khác tự nguyện đưa cho mình? Đâu cần nói xa xôi, ngay ở Việt Nam chúng ta, hàng năm số tiền chi trả bồi thường và đáo hạn bảo hiểm đã lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng. Vậy tại sao vẫn có người nói rằng, bảo hiểm là lừa đảo?Nguyên nhân chính là do khi ký hợp đồng, người tham gia chưa được hiểu tường tận về bảo hiểm. Lỗi chủ yếu trong trường hợp này là do nhân viên tư vấn thiếu kiến thức hoặc vội vàng nên giải thích không đầy đủ, không rõ ràng về điều khoản của hợp đồng cũng như đặc tính và quyền lợi sản phẩm mà mình cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, cũng do một phần từ sự chủ quan, đại khái của người tham gia. Còn về bản chất, không có một loại hình bảo hiểm nào, cũng không có bất cứ một công ty bảo hiểm nào lừa gạt khách hàng cả. Bởi họ hiểu rằng, làm như vậy là đang bán rẻ thương hiệu và uy tín hàng trăm năm mà họ đã mất bao công sức, tiền của tạo dựng nên.Để khách hàng thực sự tin tưởng vào bảo hiểm nhân thọ, người tư vấn viên phải thực sự chuyên nghiệp, biết đặt lợi ích của khách hàng lên trên tất cả. Và, mỗi chúng ta khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho công ty bảo hiểm. Một lần nữa, tôi khẳng định rằng, bảo hiểm không lừa đảo. Chỉ có một số ít đại lý bảo hiểm như “Con sâu làm rầu nồi canh”* mà thôi. Rất nhiều tư vấn viên đang từng ngày, từng giờ đem đến cho khách hàng những kế hoạch bảo vệ, tiết kiệm, đầu tư tài chính tốt nhất để gieo trồng tình yêu, nâng cao trách nhiệm, vun đắp lòng nhân ái trong mỗi gia đình và cả cộng đồng. Với chúng ta, khi tham gia bảo hiểm, nếu ai đó cung cấp thông tin về sức khỏe, nghề nghiệp… của mình không trung thực thì người ấy đã lừa bảo hiểm chứ bảo hiểm đâu có lừa chúng ta. 

Chắc bạn rất lấy làm ngạc nhiên vì điều này! Có thể bạn đang cho rằng tôi gạt bạn, tôi dụ dỗ bạn để mời chào bảo hiểm. Tại sao không mất tiền mua mà lại phải đóng phí bảo hiểm?
Bạn ngạc nhiên là điều dễ hiểu thôi. Cuộc sống không có gì miễn phí mà tốt cả, ngoại trừ bảo hiểm nhân thọ. Bởi khi đã đều đặn tích lũy đủ số tiền cần thiết, bạn sẽ nhận giá trị đáo hạn. Tức là toàn bộ số tiền bạn đã đóng góp được trả về cho bạn. Thấy chưa? Đâu có mất đồng nào! Đừng bao giờ nói rằng phải mua bảo hiểm, đừng bao giờ bảo là phải đóng phí bảo hiểm. Không chỉ có thế, trong hầu hết các trường hợp, bạn còn được nhận thêm khoản bảo tức và lãi tích lũy. Vì thế giá trị đáo hạn sẽ lớn hơn số tiền bạn đã đóng góp. Rõ ràng bạn không chỉ không mất tiền mà còn có lãi và được bảo hiểm miễn phí. bảo hiểm nhân thọ không phải mua mà là tham gia mới đúng. Nhiều người không muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ vì họ cho rằng một hợp đồng bảo hiểm mệnh giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đến khi đáo hạn nhận về nếu quy ra vàng, ra gạo, ra thịt…, tóm lại là “quy ra thóc” thì còn chẳng đáng là bao vì đồng tiền bị mất giá so với thời điểm tham gia. Họ cho rằng, cũng số tiền đó, nếu mua vàng, mua đô hoặc chỉ cần gửi ngân hàng thì lãi hơn nhiều. Chắc bạn đang gật gù cái đầu để đồng tình với họ chứ gì?.Thử thí dụ nhé! Khi bạn tham gia một hợp đồng bảo hiểm 12 năm, mỗi năm 12 triệu thì tổng số tiền đóng góp của bạn sẽ là 144 triệu. Tôi hỏi, bạn có phải bỏ ra ngay một lúc 144 triệu để chuyển đến công ty bảo hiểm không? À không! Mà là mỗi năm chỉ 12 triệu, mỗi ngày 30 nghìn đồng, đều đặn trong 12 năm. Vậy nếu có trượt giá thì cũng chỉ trong số tiền đã đóng vào mà thôi chứ đâu phải trượt giá toàn bộ 144 triệu. Bên cạnh đó, bảo tức mà công ty bảo hiểm chia cho bạn hàng năm sẽ bù đắp một phần vào lạm phát, mất giá
.
Quý khách tìm hiểu thêm Luật kinh doanh bảo hiểm xin click ---> luật kinh doanh bảo hiểm

Post a Comment Blogger

 
Top