Giữ mối quan hệ với cựu đồng nghiệp cũng là một nước cờ quan trọng trong chiến lược phát triển và mở rộng nghề nghiệp. Đừng xóa mọi hình ảnh đẹp đẽ về bạn trong mắt họ khi
bạn chuyển sang công ty mới.


Ai đã từng bước vào phòng sếp để nói “tôi nghỉ việc” và bước thẳng ra khỏi phòng ngay lập tức? Rebecca
Knight, nhà báo tự do ở Boston kiêm giảm viên đại học Wesleyan, Hoa Kỳ, khẳng định đó là một nước cờ
sai khi từ bỏ công việc.
Vậy đâu là con đường đúng đắn? Nhân viên nên nói vấn đề nghỉ việc với ai trước? Họ nên thông báo cho
bao nhiêu người? Và làm thể nào để nhân viên chia sẻ trung thực lý do họ ra đi?
Các chuyên gia nhận định, cơ hội là khi bạn có nhiều lần thực hành xin nghỉ việc để vượt qua những giai
đoạn trong sự nghiệp. Theo số liệu của Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ, những người lao động ở mức
trung trình thường làm một công việc từ 4 đến 6 năm.
Daniel Gulati, một chuyên gia viết sách, nhận định, mọi người có thể quen với việc nhân viên mới xuất
hiện và nhân viên cũ ra đi. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn lý do họ ra đi.
Len Schlesinger, giáo sư tại trường Harvard Business, chỉ ra, mọi người thường có xu hướng dành nhiều
thời gian chuẩn bị, vạch ra chiến lược về ấn tượng đầu tiên của họ mà ít khi đưa ra các suy nghĩ về những
người họ sẽ nói cuối cùng.
Bạn bỏ việc vì bất kỳ lý do nào, cho dù vì bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì công việc này hay bạn đang sở
hữu cơ hội mới, thì hãy nhạy cảm, chuyên nghiệp và lập kế hoạch chi tiết để tránh mất những mối quan hệ
cũ.
Dưới đây là những chia sẻ của Schlesinger để xử lý vấn đề “qua cầu không rút ván”:
Hãy linh hoạt
Schlesinger khẳng định, nếu nhân viên xin nghỉ việc trước ít hơn 2 tuần là một hành động thiếu chuyên
nghiệp, thậm chí bạn nên báo trước lâu hơn nếu bạn chưa cam kết làm việc tại một công ty mới. Công
ty cần tìm người cho vị trí trống, vì thế bạn cần báo trước khoảng 1 tháng. Mặt khác, việc thông báo
trước 3 tháng hoặc hơn cũng là một hành động thiếu khôn ngoan. Bạn sẽ biến thành bản thân thành người
ngoài khi sếp sẽ không còn yêu cầu bạn tham gia các cuộc họp hay sự kiện.
Nói với sếp đầu tiên
Một khi bạn đã quyết định từ chức, người đầu tiên bạn nên nói là quản lý của bạn. Lý do duy nhất rất rõ
ràng: không nên để sếp của bạn nghe tin này từ bất kỳ ai khác”. Sau khi bạn tiết lộ kế hoạch, mọi quyết định
liên quan đến nghề nghiệp của bạn sẽ thuộc về người giám sát. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cách truyền
đạt việc từ chức với người lãnh đạo. Bạn sẽ thông báo trong một cuộc họp nhóm? Trong một email? Bạn
có trách nhiệm thông báo với cả công ty hay không? Bất kể quyết định của bạn trong việc truyền đạt ra sao,
hãy nhớ nói với sếp đầu tiên.
Hãy minh bạch
Mặc dù bạn không có nghĩa vụ pháp lý hay đạo đức khi chuyển việc, nhưng sự minh mạch là đáng giá để có
tầm nhìn xa. Trong thế giới siêu kết nối này, bạn hay đồng nghiệp cũ sẽ biết tất cả về vị trí mới của bạn ở
công ty mới chỉ bằng một click. Khi bạn thành thật và thẳng thắn về kế hoạch, nghĩa là bạn đang giữ thế
chủ động trong mọi tình  huống. Sự minh bạch giúp bạn bảo vệ và xây dựng các mối quan hệ mà bạn đã
có. Cựu đồng nghiệp là một phần quan trọng trong mạng lưới của bạn và bạn cần khéo léo trong việc duy trì.
Đừng ngồi lê đôi mách
Ở nơi làm việc, không có bí mật hay cuộc đàm phán kín nào không thể bị tiết lộ. Nếu bạn đưa ra nhiều lý do
khác nhau khi chuyển đổi công việc với các nhóm khác nhau, ông chủ của bạn sẽ nghĩ không đẹp về bạn.
Schlesinger nhấn mạnh, hãy chỉ có một câu chuyện, nói theo một cách và không thay đổi bất ký văn phong
nào. Đó là cách để mọi người tin tưởng bạn.
Xây dựng chiến lược thời gian
Bạn có trách nhiệm trong việc trao và chuyển đổi công việc. Định hướng duy nhất của bạn trong thời gian
chờ nghỉ việc là đảm bảo bạn không bị sếp nhắc nhở về chất lượng công việc. Hãy làm việc tích cực để sếp
và đồng nghiệp cũ thấy bạn chuyên nghiệp đến phút cuối cùng.
Bày tỏ lỏng biến ơn
Mặc dù bạn cảm thấy rất vui khi có cơ hội rời bỏ công việc mà bạn không thích, bạn vẫn cần áp dụng tư duy
đánh giá cao về vị trí và những người bạn đang để lại phía sau. Gulati chỉ ra, ngay cả trong tình huống xấu
nhất, bạn vẫn phải tỏ lòng biết ơn với đồng nghiệp và những gì bạn đã trải qua. Tuy nhiên, nếu bạn đang
phải đối phó với người giám sát không ưa gì bạn, bạn cần cân nhắc cách thể hiện để tránh xảy ra xích mích.
Cảnh giác buổi nói chuyện với sếp
Đây sẽ không phải là cơ hội để bạn đưa ra những phản hồi chi tiết về những thiếu sót của công ty hay ý
tưởng để cải thiện. Bạn cần giữ hình tượng đẹp với sếp cũ.
Với những lưu ý trên, Schlesinger còn đề ra một số nguyên tắc cần nhớ:
Những việc cần làm:
-Đưa ra thông báo ít nhất 2 tuần và đề nghị làm lâu hơn (nếu có thể) để quá trình chuyển đổi trơn tru
và trật tự hơn
-Phối hợp với sếp để tìm ra cách làm việc tốt nhất cho những ngày cuối cùng
-Hãy biết ơn về những gì bạn học được từ công việc này và công khai bày tỏ lòng biết ơn đến các
đồng nghiệp
Những việc không nên làm:
-Đưa ra những lý do nghỉ việc khác nhau với nhiều người khác nhau
-Không trung trực và giữ bí mật về nơi làm việc mới
-Tiết lộ quá nhiều về lần nói chuyện cuối cùng với sếp
Bạn nên chủ động trong mọi tình huống để việc xin nghỉ việc và chuyển sang nơi mới một cách dễ dàng
hơn, không nên cắt đứt mọi quan hệ với nơi cũ. Hãy cởi mở với đồng nghiệp về kế hoạch tương lai của bạn.
                                                                                                        Công Thành (Harvard Business Review)

Post a Comment Blogger

 
Top